chuyên đề cấp cụm

Lượt xem:

Đọc bài viết

UBND HUYỆN ČƯ M’GAR        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

         

EaDrơng , ngày 20  tháng 03  năm 2023

 

CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA

CHUYÊN ĐỀ: “EM YÊU LÀN ĐIỆU DÂN CA”

Biên tập: Đ/c H Buel Niê (GV âm nhạc)  cùng Tổ Sử – Địa – GDCD –  NT phối hợp.

Thực hiện: Học sinh lớp 6, 7, 8, 9.

TT NỘI DUNG THỜI GIAN NGƯỜI THỰC HIỆN
1 Ổn định tổ chức 13h30 DCT
2 Văn nghệ chào mừng  13h30  ¨ 13h45 Đội văn nghệ
3 Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu  13h45  ¨ 13h55 DCT
4 Lãnh đạo nhà trường khai mạc

chuyên đề

 13h55  ¨ 14h00

 

Hiệu trưởng

 

5 Giới thiệu BCV, BGK, thư kí  14h00  ¨ 14h05 DCT
6 Giới thiệu các đội chơi  14h05  ¨ 14h10 DCT
7 Giới thiệu nội dung các phần thi  14h10  ¨ 14h15 DCT
8 Thực hiện các phần thi
Phần thứ nhất: Chúng tôi là ai  14h15  ¨ 16h00 Các đội thi
Phần thứ hai: Tìm hiểu kiến thức âm nhạc
Phần thứ ba: Khán giả cùng chơi
Phần thứ tư: Đồng đội
Phần thứ năm: Ai nhanh hơn
9 Văn nghệ giao lưu 16h00 ¨16h15 GV âm nhạc các trường và khán giả
Công bố kết quả Thư kí
10 Trao phần thưởng 16h15 ¨16h25 Hiệu trưởng
11 Nhận xét chuyên đề 16h25 ¨16h30 Hiệu trưởng
12 Góp ý rút kinh nghiệm 16h30 ¨17h00 BGH, Đại biểu, TCM

BAN TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ

LỜI GIỚI THIỆU                                               

 

              Kính thưa quý vị đại biểu!

              Kính thưa quý thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh!

Điều 29 của Luật giáo dục (2019) nước ta xác định: “Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”.

Mục tiêu trên đã trở thành định hướng chỉ đạo cho toàn bộ các hoạt động của hệ thống giáo dục quốc dân mà trước hết là thông qua quá trình dạy học các môn học ở nhà trường phổ thông, trong đó có môn Nghệ thuật.

Việt  Nam  có  một  nền  âm  nhạc  dân  gian  rất  phong  phú.  Mỗi  vùng miền, mỗi tộc người đều có những bài dân ca mang màu sắc thể hiện đặc trưng văn hóa riêng. Những làn điệu dân ca êm đềm, ấm ấp như lời ru của mẹ, của bà đưa em bé vào giấc ngủ thuở ấu thơ. 54 dân tộc là 54 bông hoa khoe hương sắc trong vườn hoa âm nhạc truyền thống, góp phần tô đậm nét đặc trưng của văn hóa dân tộc Việt Nam. Dân ca là một di sản do nhân dân sáng tạo, gọt giũa và lưu truyền từ đời này sang đời khác; là tiếng nói tâm tình, là những rung động tâm hồn của con người Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm cùng với bao thăng trầm lịch sử, đến cuộc sống hiện đại ngày nay, dân ca Việt Nam vẫn tồn tại một cách bền bỉ và có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thân của nhân dân, khẳng định giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc.

Ngày nay, học sinh có điều kiện thưởng thức nhiều thể loại Âm nhạc trên phương tiện thông tin. Bởi sự đa dạng của các luồng thông tin, một số em có biểu hiện sai lệch về nhận thức khi nghe và cổ vũ cho những giai điệu tầm thường, lời ca nghèo nàn của một trào lưu âm nhạc mang tính thương mại, giải trí. Phần lớn thích nghe những bài hát trẻ trung, sôi động, nhiều thể loại hiện đại như hip-hop, Rock… hơn là thường thức những làn điệu dân ca. Một số em có quan niệm “nghe dân ca là cũ kỉ, không sành điệu, lỗi thời”. Do vậy khi học các bài hát trong chương trình các em rất hời hợt, đặc biệt là học các bài dân ca. Các em cho rằng những bài dân ca là những bài cổ, xưa, tẻ nhạt. Nếu là giáo viên Âm nhạc tâm huyết với nghề, chúng ta không buông xuôi mà cần gieo cho học sinh lòng say mê thưởng thức dân ca.

Có thể nói rằng hát dân ca ở trường THCS có vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Ngày nay, nội dung chương trình đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài những môn học chính thì môn Nghệ thuật nói chung và dạy hát dân ca trong phân môn Âm nhạc  nói riêng sẽ giúp cho học sinh phát triển thị hiếu thẩm mỹ nghệ thuật, nâng cao dần một bước tiếp xúc với âm nhạc, tạo đà cho sự giáo dục và phát triển toàn diện về nhân cách cho học sinh, đồng thời giúp học sinh biết yêu quý, giữ gìn và phát triển dân ca Việt nam, vốn quý của dân tộc. Việc dạy hát dân ca ở trường THCS trong quá trình đổi mới ngày nay là vô cùng cần thiết, đối với tất cả các trường trong cả nước.

Với đặc thù của một trường có 100% là học sinh đồng bào dân tộc Êđê, chất lượng các môn văn hóa của các em còn thấp, tỷ lệ học sinh đi học không chuyên cần còn tương đối cao so với yêu cầu chung nhưng bù lại các em có năng khiếu về âm nhạc. Các em học lời các bài hát và các điệu múa rất nhanh nhưng để hiểu rõ nguồn gốc các bài dân ca của dân tộc thì có lẽ một số em vẫn còn mơ hồ.

Với phương châm “học mà chơi, chơi để học”, để các em “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đồng thời giúp các em hứng thú với môn học, chúng tôi mạnh dạn tổ chức chuyên đề ngoại khóa “Em yêu làn điệu dân ca” cho học sinh các khối lớp để ngoài giờ học các em có dịp trao đổi, giao lưu cùng nhau củng cố lại những kiến thức đã học, đồng thời các em biết sử dụng và phát huy vốn kinh nghiệm của bản thân. Đây là cơ hội để các em tập dượt tính năng động, năng lực cá nhân, tự xây dựng niềm tin cũng như tự trải nghiệm trong cuộc sống hằng ngày.

Trong quá trình thực hiện chuyên đề chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót, rất mong sự ủng hộ nhiệt tình, sự đóng góp ý kiến chân thành của quý vị đại biểu đặc biệt là các thầy cô cùng bộ môn để chúng tôi rút kinh nghiệm trong việc tổ chức chuyên đề lần sau.

Cuối cùng thay mặt cho Tổ Sử – Địa – GDCD – NT nói riêng và trường THCS Đoàn Thị Điểm nói chung xin kính chúc quý vị đại biểu mạnh khỏe, thành đạt; chúc cho buổi chuyên đề ngoại khóa thành công tốt đẹp.

Xin chân thành cảm ơn!

 

 

 

 

 

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

 

I/ PHẦN THI THỨ NHẤT:  CHÚNG TÔI LÀ AI

Thể lệ:

– Ở phần thi này, lần lượt bốn đội sẽ ra chào khán giả, sau đó trình bày phần thi giới thiệu của đội mình, thông qua các hình thức hò, vè, kịch, hát….

– Thời gian tối đa cho mỗi đội là 4 phút. Nếu quá thời gian, cứ 1 phút trừ 1 điểm.

– Điểm tối đa là 10 điểm. Điểm của các đội thi là tổng điểm của Ban giám khảo.

II/ PHẦN THI THỨ HAI:  TÌM HIỂU KIẾN THỨC ÂM NHẠC

Thể lệ:

– Ở phần thi này, gồm có 4 gói câu hỏi,  mỗi gói sẽ có 4 câu hỏi trả lời nhanh và 1 câu tìm hiểu về nhạc cụ hoặc là dân ca của vùng miền.

– Câu hỏi nhanh có thời gian trả lời là 10 giây. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm.

– Câu hỏi tìm hiểu : Các đội sẽ có thời gian thảo luận là 2 phút và mỗi đội sẽ cử ra 1 bạn lên trình bày phần tìm hiểu về kiến thức âm nhạc của mình. Điểm cho câu hỏi tìm hiểu là 10 điểm.

– Điểm của các đội thi là tổng điểm của Ban giám khảo.

GÓI CÂU HỎI SỐ 1

Câu 1. Di sản văn hóa phi vật thể của Tây Nguyên là gì?

  1. Cồng chiêng. B. Đàn T’rưng.
  2. Sáo trúc. D. Đàn bầu.

Đáp án: Cồng chiêng.

Câu 2. Dân ca của đồng bào Êđê thường hát theo điệu gì?

  1. Hát giao duyên. B. Hát trống quân.
  2. Arei và k’ưt. D. Hát quan họ.

Đáp án: Arei và k’ưt

Câu 3. Bài hát “Đi cấy” là dân ca của vùng nào?

  1. Thanh Hóa. B. Tây Bắc.
  2. Khơ-me. D. Nam Bộ.

Đáp án: Thanh Hóa

Câu 4.  Hát xoan đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm nào?

  1. B. 2010.               C. 2011.               D. 2013.

Đáp án: 2011

Câu hỏi tìm hiểu: Em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về nhạc cụ Đing Năm?

Đáp án:

Đing Năm (5 theo tiếng Ê đê là 6) gồm 6 ống nứa dài ngắn khác nhau được xếp thành hai bè. Tất cả đều được cắm một đầu vào trái bầu khô. Trên lưng mỗi ống được khoét một lỗ ở những vị trí khác nhau để tạo thành nhạc. Tên và cao độ của mỗi ống dựa theo tên và cao độ của các chiêng Knah.

– Hình thức diễn tấu: Người biểu diễn ngồi hoặc đứng hoặc vừa đi vừa thổi. Khi thổi để Đinh Năm ngang ngực, đầu các ống hơi hướng lên trên, miệng ngậm vào đầu núm bầu, tay phải đỡ dưới hàng ống trên, ngón cái đặt vào lỗ của ống thứ nhất ở bên cạnh, ngón trỏ và ngón giữa đặt vào 2 lỗ của ống thứ 2 và 3, 2 ngón còn lại có chức năng nâng và giữ. Tay phải đỡ hàng ống dưới, các ngón như tay trái

– Người nghệ nhân thổi Đing Năm thường thổi độc tấu hay đệm cho điệu hát Aray của người Êđê, trong các lễ hội: Lễ cúng Bến nước, lễ cầu mưa, lễ mừng lúa mới, lễ lên nhà mới, tang lễ v.v.. . Hiện tại trước nguy cơ truyền thống cha ông bị mai một, có nguy cơ thất truyền chúng ta cần gìn giữ và phát triển vốn quý mà cha ông đã để lại.

GÓI CÂU HỎI SỐ 2

Câu số 1. Dân ca do ai sáng tác?

  1. Nhạc sĩ. B. Nhân dân.
  2. Ca sĩ. D. Nhà thơ.

Đáp án: Nhân dân

Câu số 2. Tên gọi khác của Độc Huyền Cầm?

  1. Đàn bầu.                    B. Đàn Nhị
  2. Đàn Nguyệt. D. Đàn T’rưng.

Đáp án: Đàn bầu

Câu 3. Người ta gọi độ cao thấp trầm bổng  của âm thanh là gì?

  1. Cao độ. B. Âm sắc.
  2. Cường độ. D. Trường độ.

Đáp án: Cao độ.

Câu 4. Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể vào ngày tháng năm nào?

  1. 05/12/2013. B. 05/12/2014.
  2. 05/12/2015. D. 05/12/2016.

Đáp án: 05/12/2013.

Câu hỏi tìm hiểu : Em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về ca trù ?

Đáp án:

– Ca trù thực chất là một từ chữ Nôm là loại hình diễn xướng bằng âm nhạc thính phòng rất được ưa chuộng tại Bắc Bộ và Bắc trung bộ Việt Nam. Ngoài ra hình thức âm nhạc này còn được gọi với cái tên khác là hát cô dâu, hát nhà trò, rất được thịnh hành ở thế kỷ XV. Ca trù là một loại hình âm nhạc kinh điển, đỉnh cao của việc kết hợp thơ ca và âm nhạc

– Một chầu hát cần có ba thành phần chính:

Một nữ ca sĩ (gọi là “đào” hay “ca nương”) sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp.

Một nhạc công nam giới (gọi là “kép”) chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát. Nhạc công đàn đáy có lúc hát thể cách hát sử và hát giai, vừa đàn vừa hát.

Người thưởng ngoạn (gọi là “quan viên”, thường là tác giả bài hát) đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.

Vì là nghệ thuật âm nhạc thính phòng, không gian trình diễn ca trù có phạm vi tương đối nhỏ. Đào hát ngồi trên chiếu ở giữa. Kép và quan viên ngồi chếch sang hai bên. Khi bài hát được sáng tác và trình diễn ngay tại chỗ thì gọi là “tức tịch” nghĩa là “ngay ở chiếu.”

GÓI CÂU HỎI SỐ 3

Câu số 1. Kí hiệu G trong chữ cái La tinh là nốt gì?

  1. Nốt Đô.                    B. Nốt Rê.
  2. Nốt Son. D. Nốt Mi.

Đáp án: Nốt Son

Câu số 2.  Bài hát “Mưa rơi” là dân ca nào?

  1. Dân ca Bắc Bộ. B. Dân ca Tây Nguyên.
  2. Dân ca Khơ mú. D. Dân ca Trung Bộ.

Đáp án: Dân ca Khơ mú.

Câu 3. Người ta gọi sắc thái của âm thanh là gì?

  1. Trường độ. B. Cường độ.
  2. Âm sắc. D. Cao độ.

Đáp án: Âm sắc.

Câu 4. Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại vào năm nào?

  1. 2002. B. 2003. C. 2004.               D. 2005.

Đáp án: 2003

Câu hỏi tìm hiểu: Em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về Cồng Chiêng Ê đê?

– Cồng Chiêng là tên người Kinh gọi để chỉ loại nhạc cụ được đúc hay gò bằng đồng, Cồng có núm ở giữa, Chiêng không có núm ở giữa.

– Tên gọi: Cả Cồng và Chiêng người Ê đê gọi chung là Cing (Ching).

– Ching Ê đê: Được gọi là nhạc cụ thuộc bộ gõ định âm vì khi diễn tấu phát ra cao độ, tiết tấu, trường độ và âm sắc. Đó là những thuộc tính của âm thanh có tính nhạc.

– Ching Ê đê: còn có tên gọi khác là Ching Knăh.

Bộ Čing K’nah gồm 10 chiếc. Theo cách gọi và phân biệt của người Ê đê, 3 chiếc chiêng núm với tên gọi theo kích thước từ lớn đến nhỏ như sau: Ana čing (chiêng núm lớn nhất), Moong čing, Mđuh čing (chiêng núm nhỡ); cùng 7 chiếc chiêng bằng: lớn nhất hơi quá khổ 1 chút là chiếc Čhar (chiêng bằng lớn nhất), K’nah Dy, H’liang, Khŏk, H’Luê Khŏk, H’Luê H’liang, H’Luê Khŏk Diêt và biểu thị từng thành viên trong gia đình ứng với từng chiếc chiêng như: Čhar (người ông), Ana (người mẹ), Mđuh (người bố)…

– Hình thức diễn tấu: thường diễn tấu trong nhà dài, ngồi trên ghế Kơ pan (K’pan) quay mặt về hướng Đông, cồng và chiêng để hơi chếch trên đùi. Tay phải cầm rùi, đánh vào mặt của chiêng và cồng, tay trái xòe ra, áp vào mặt ngoài (mặt phẳng). Khi diễn tấu, tay trái mở ra hoặc áp vào hoặc gõ các ngón tay trên mặt phẳng phía sau. Riêng Mđụ đặt nằm xuống ghế, dưới kê vải hoặc 1 lớp bao bố để ngăn bớt độ vang.

– Cũng như các dân tộc Tây Nguyên khác: Cồng Chiêng được xem là nhạc cụ linh thiêng nên thời kỳ đầu, chinh Ê đê sử dụng để kết nối giữa con người và thần linh, về sau mới được sử dụng trong các lễ hội dân gian.

GÓI CÂU HỎI SỐ 4

Câu 1. Người ta gọi độ dài ngắn của âm thanh là gì?

  1. Trường độ. B. Cường độ.
  2. Âm sắc. C. Cao độ.

Đáp án: Trường độ

Câu 2. Trong văn hóa lễ hội của đồng bào Êđê thường múa điệu gì?

  1. Múa sạp. B. Múa xoang.
  2. Múa quạt. D. Múa ba lê.

Đáp án: Múa xoang.

Câu 3. Kí hiệu E trong chữ cái La tinh là nốt gì?

  1. Nốt Mi. B. Nốt son.
  2. Nốt rê. D. Nốt la.

Đáp án: Nốt Mi.

Câu 4. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày tháng năm nào?

  1. 25/11/2005. B. 25/11/2006.
  2. 25/11/2007. D. 25/11/2008.

Đáp án: 25/11/2005.

Câu hỏi tìm hiểu: Em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về quan họ Bắc Ninh?

Dân ca Quan họ Bắc Ninh là một hình thức hát giao duyên giữa các liền anh liền chị. Đây là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng.

Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón thúng quai thao, cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm mà vẫn đầy chất nhạc, thể hiện nét văn hóa tinh tế của người hát Quan họ.

Có thể chia hát quan họ thành những dạng sau:

– Hát quan họ ở hội còn gọi là hát Hội.

– Hát quan họ ở đám còn gọi là hát Mừng.

– Hát quan họ ở cửa đình, cửa đền còn gọi là hát Thờ hát Cầu.

– Hát quan họ tại nhà giữa hai nhóm quan họ trai gái mời nhau còn gọi là hát Canh.

Trong các dạng hát quan họ kể trên, hát hội và hát canh là hai hình thức hát quan họ nổi bật có giá trị văn hóa cao.

Trang phục: Trai thường mặc áo lụa, áo the, quần sớ, khăn xếp; gái thì mặc mớ bảy mớ ba, áo tứ thân nhiều điều nhiều tía, yếm đào xẻ con nhạn, thắt lưng hoa đào, hoa lý, đeo khuyên vàng xà tích. Khi hát ở ngoài trời, nam thường che ô còn nữ che nón thúng quai thao để tăng thêm vẻ lịch sự duyên dáng.

III/ PHẦN THI THỨ BA : DÀNH CHO KHÁN GIẢ

Thể lệ :

Mời 7 bạn khán giả lên chơi, 7 bạn tương ứng với 7 nốt nhạc đô, rê, mi, fa, sol, la, si.

Người hướng dẫn sẽ đọc tên nốt nhạc hoặc một bài đọc nhạc và các bạn sẽ làm theo hướng dẫn của người dẫn chương trình, bạn nào làm tốt nhất sẽ thắng cuộc.

IV/ PHẦN THI THỨ TƯ:  AI NHANH HƠN

Thể lệ :

– Ở phần thi này, mỗi đội sẽ được phát 1 tấm bảng. Các đội sẽ lắng nghe giai điệu bài hát. Các đội trả lời đáp án bằng cách viết tên bài hát lên tấm bảng con. Thời gian là 10 giây cho mỗi giai điệu bài hát. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm.

–  Các bài dân ca: Cò lả, Ru em, Lý mười thương, Lý quạ kêu, Inh lả ơi, Lý cây bông, Cây trúc xinh, Đi cấy, Lí cây đa.

–  Sau khi công bố đáp án xong thì các đội quan sát hình ảnh để nối với các bài hát mà đã tìm được trong phần đầu. Thời gian cho phần thi này là 1 phút. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm.

– Nối bài hát dân ca với từng vùng miền theo hình ảnh có sẵn.

 

V/ PHẦN THI THỨ NĂM:  ĐỒNG ĐỘI

Thể lệ :

Ở phần thi này, mỗi nhóm bốc thăm một bài hát dân ca đã được học và dân ca tại địa phương (ê đê), được chuẩn bị trong vòng 30 giây để chọn 1-2 người hát, 3 người múa và 2 người vẽ tranh theo nội dung bài hát, người hát phải hát liên tục và thay đổi tốc độ để người múa linh động làm theo. Khi kết thúc người vẽ trình bày tranh và thuyết trình hình ảnh trong tranh vẽ (nếu hoàn thành tất cả các nội dung mỗi nội dung 10 điểm, thiếu ở nội dung nào thì giám khảo sẽ trừ điểm ở nội dung đó).

 

KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ

  1. Công bố kết quả.
  2. Trao phần thưởng cho các đội.
  3. Bế mạc chuyên đề.

Kính thưa quí vị đại biểu, quí thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh.

Chuyên đề ngoại khóa “Em yêu làn điệu dân ca” của Tổ Sử – Địa – GDCD – NT, trường THCS Đoàn Thị Điểm đến đây là kết thúc. Xin chân thành cảm ơn sự hiện diện của quí vị đại biểu, quí thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh.

Tháng 3 Tây Nguyên, tháng 3 mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông uống nước. Tháng 3 của nhiều ngày lễ kỉ niệm và nhiều lễ hội đặc biệt là Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8. Thầy trò trường THCS Đoàn Thị Điểm xin kính chúc quí vị đại biểu, quí thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

Xin chân thành cảm ơn!

 

    Duyệt của BGH nhà trường 

                                                                  EaDrơng, ngày 20 tháng 03 năm 2023

TM Tổ Sử – Địa – GDCD – NT

TỔ TRƯỞNG

 

      Cao Văn Tuyến

 

Cao Xuân Cúc