NÓI KHÔNG VỚI TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT

Lượt xem:

Đọc bài viết

Chúng ta đã biết  “tảo hôn”  là một cụm từ không còn xa lạ đối với tất cả chúng ta. Bởi lẽ, tảo hôn diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi và tập trung chủ yếu là ở các làng quê, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, và ngôi trường THCS Đoàn Thị Điểm  cũng có tới 100% học sinh đều là đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thấy đây là 1 chương trình vô cùng bổ ích và cần thiết đối với học sinh.

Tảo hôn là hai nam nữ kết hôn trước tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật tức là lấy vợ trước 20 tuổi, lấy chồng trước 18 tuổi.

Và các bạn có biết theo như  điều tra mới nhất về tình trạng tảo hôn chung trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 26,6%. Như vậy có nghĩa là , cứ 3 trẻ em gái lại có 1 em kết hôn, làm mẹ khi chưa đến tuổi trưởng thành. Cá biệt có nơi, tỷ lệ tảo hôn lên tới 50 – 60%. Những con số mà tôi vừa nói có làm cho bạn giật mình và quan tâm? Không chỉ dừng lại ở nạn tảo hôn, mà do hủ tục lạc hậu ở một số dân tộc thiểu số còn diễn ra tình trạng “hôn nhân cận huyết thống”.  Tức là  hôn nhân diễn ra giữa nam và nữ cùng họ hàng thân thuộc chưa quá 3 thế hệ.

*  Nguyên nhân:

Nguyên nhân của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cân huyết  xuất phát từ khá nhiều lý do khác nhau. Trước hết, đó là do xuất phát từ cách suy nghĩ, thói quen của đồng bào vùng dân tộc thiểu số. Đối với họ, việc bỏ tiền ra cưới vợ cho con cái cũng đồng nghĩa với việc trong nhà sẽ có thêm người làm nương, làm rẫy, có thêm người cáng đáng việc gia đình. Do đó, việc cưới con dâu về nhà được diễn ra càng sớm lại càng tốt.

Mặt khác, do phong tục còn nhiều lạc hậu, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc thiểu số lại chưa cao, sự hiểu biết về pháp luật cũng như biết về hậu quả của việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đang còn rất nhiều hạn chế. Cái đói, cái nghèo cứ đeo đuổi mãi nên các gia đình cũng hầu như không quan tâm nhiều đến con trẻ, người lớn mải lo kiếm cái ăn nên lũ trẻ bị bỏ mặc, chúng cứ tự do lớn lên và phải tự đấu tranh để sinh tồn.

Thêm vào đó, để xảy ra hôn nhân cận huyết không chỉ là phong tục lạc hậu mà còn do môi trường sống: Người dân ở những nơi hẻo lánh, biệt lập; hoặc do quan hệ trong đời sống: Anh em họ hàng gần gũi nhau trong công việc, sinh hoạt làm nảy sinh tình cảm và do xuất phát từ một tổ tiên chung nên thường có tình trạng kết hôn gần.

Bên cạnh đó, do giới trẻ ngày nay được tiếp xúc với quá nhiều luồng thông tin đa dạng nên tâm lý lứa tuổi của các em đã có sự phát triển sớm

*Hậu quả

Tảo hôn và hôn nhân cân huyết  đã và đang để lại rất nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng.Thực tế đã chứng minh rằng, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Kết hôn sớm làm mất đi cơ hội học tập, việc làm, giảm chất lượng dân số, sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Những đứa trẻ sinh ra từ những cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di trưyền do sự kết hợp của các gen mang bệnh. Bệnh tan máu bẩm sinh là một ví dụ, trẻ có thể bị biến dạng xương mặt, bụng phình to, nguy cơ tử vong rất cao. Hôn nhân cận huyết thống và tảo hôn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nòi giống, phát triển trí tuệ, chất lượng dân số và nguồn lực.

Việc kết hôn sớm, mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên, khi cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện, thiếu hiểu biết, kinh nghiệm và chưa sẵn sàng về mặt tâm lý để mang thai và sinh con gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe bà mẹ, sự phát triển bình thường của thai nhi và trẻ sơ sinh. Tỉ lệ tử vong bà mẹ, trẻ sơ sinh cao hơn ở nhóm tảo hôn.

Tóm lại: Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra nhiều hậu quả lâu dài và rất nghiêm trọng: Làm suy thoái giống nòi của gia đình, dòng họ, rất khó khăn thoát khỏi đói, nghèo, vi phạm thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam, vi phạm pháp luật và trái với đường lối của Đảng. Đây cũng chính là trở lực lớn đang ngăn cản lại quá trình xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ mà chúng ta đang cố gắng hướng tới.

  • Biện pháp:

Để ngăn chặn tảo hôn và hôn nhân cận huyết là một trong những nhiệm vụ  then chốt để nâng cao dân trí và chất lượng dân số. Đây là nhiệm vụ của toàn xã hội, đang còn ngồi trên ghế nhà trường, các em học sinh tự nhận thấy mình và các bạn cũng cần phải chung tay góp sức để đẩy lùi được nạn tảo hôn và hôn  nhân cận huyết để làm cho chất lượng cuộc sống của chính chúng ta trở nên tốt đẹp hớn. Mà đặc biệt hơn hết là bản thân các em học sinh lại là đối tượng chính của vấn nạn này.

Ở trường học học sinh đã được nhà trường giáo dục rất tốt thông qua các buổi tuyên truyền, các buổi ngoại khóa bằng hình thức sân khấu hóa; tuyên truyền bằng hình ảnh trực quan liên quan đến tảo hôn, hôn nhân cận huyết. Qua đó, tổ tư vấn đã giúp học sinh có thêm kiến thức về Luật Hôn nhân và Gia đình, đồng thời có kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ như bị dụ dỗ, bị xâm hại tình dục…

Trong các hoạt động giáo dục trên lớp, giáo viên các bộ môn đã lồng ghép để tăng cường truyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản và giáo dục pháp luật liên quan đến hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới…

“vì sự phát triển bền vững của mỗi gia đình: không tảo hôn, không kết hôn cận huyết thống”.

Một số hình ảnh hoạt động của trường